Stretching hay giãn cơ sau các buổi tập giúp gia tăng độ linh hoạt của các khớp và nâng cao khả năng phối hợp giữa các cơ bắp bộ phận trong cơ thể. Đồng thơi, stretching còn hỗ trợ điều trị giúp phục hồi các chấn thương cơ bắp hay cải thiện độ linh hoạt cho cơ thể.
Đội ngũ Huấn luyện viên, chuyên gia có bằng cấp và chuyên môn sẽ dựa trên tình trạng của khách hàng mà lên chương trình hỗ trợ trị liệu phù hợp cho Hội viên.
Huấn luyện viên, chuyên gia về cơ xương khớp tại Seven Gym sẽ là người trực tiếp thực hiện stretching, theo dõi quá trình hỗ trợ điều trị và giúp Hội viên phục hồi các chấn thương.
Lợi ích của Stretching giãn cơ
Stretching mang đến cho người tập rất nhiều những lợi ích về sức khỏe như giảm thiểu tình trạng đau nhức cơ bắp, căng cơ sau khi tập luyện, giúp cơ thể linh hoạt hơn. Bên cạnh đó stretching còn mang đến những lợi ích khác bao gồm:
- Giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương.
- Làm chậm quá trình diễn ra thoái hóa khớp
- Hỗ trợ lượng máu lưu thông đến các cơ bắp.
- Tăng hiệu suất hoạt động của thế chất
Nên tập stretching khi nào?
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tập stretching tốt nhất là sau khi khởi động, lúc cơ bắp đã được hoạt động nóng lên hoặc sau khi tập thể dục. Stretching vào thời điểm này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và cơ không bị căng hay đau. Cụ thể như sau:
- Sau khi tập luyện (Bài tập giãn cơ tĩnh): Giãn cơ sẽ giúp hạ nhịp tim, đưa huyết áp về mức bình thường sau một buổi tập luyện.
- Trước khi tập luyện (Bài tập giãn cơ động): Nên thực hiện kỹ thuật giãn cơ động từ 5 - 10 phút trước khi bắt đầu luyện tập.
- Giãn cơ trong ngày: Giúp cơ thể tránh được tình trạng căng cơ khi đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
Phân loại các bài tập stretching
Giãn cơ động
Giãn cơ động (Dynamic Stretching) thường được nhiều vận động viên chạy nước rút hay các cầu thủ thường thực hiện. Đây là kiểu giãn cơ mà ngườitập phải chuyển động liên tục để có thể kéo căng các cơ bắp của cơ thể.
Giãn cơ tĩnh
Khác với giãn cơ động, giãn cơ tĩnh (Static Stretching) sẽ yêu cầu người tập luyện thực hiện căng cơ giữ ở một tư thế trong khoảng từ 20 - 45 giây. Giãn cơ tĩnh bao gồm hai loại chính:
- Giãn cơ chủ động: Dùng sức mạnh của bản thân để giữ nguyên động tác kéo căng cơ.
- Giãn cơ bị động: Sử dụng đến những thiết bị hỗ trợ như dây kháng lực, khăn tắm,...để thực hiện kéo căng cơ.
Giãn cơ tập trung chủ động
Giãn cơ tập trung chủ động (Active Isolated Stretching) sẽ chỉ yêu cầu người thực hiện giữ nguyên tư thế trong vòng 2 giây thay vì từ 20 - 45 giây như giãn cơ tĩnh. Tuy nhiên khi thực hiện kỹ thuật này, người tập phải thực hiện động tác lặp lại nhiều lần.
Kéo giãn cơ thể
Kéo giãn cơ thể (Somatic stretching) được hoạt động với hình thức nhẹ nhàng hơn so với những kỹ thuật trên. Những động tác mà bạn có thể thực hiện như là vươn vai, xoay cổ, ưỡn lưng.
Bài viết trên đây là những thông tin về kỹ thuật tập stretching. Đừng quên, liên hệ Seven Fitness & Yoga để nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên gia liên quan đến tập luyện và chế độ dinh dưỡng nhé! Chúc bạn thực hiện thành công.